Bài tập 11: Sử dụng Checkbox và RadioButton trong Android


bài tập 10 bạn đã biết cách sử dụng TextView, EditText và Button. Trong bài tập này Tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng CheckBox và RadioButton. 2 Control này cũng rất thường xuyên được sử dụng trong các chương trình.

– CheckBox và RadioButton đều sử dụng chung 2 phương thức :

1) phương thức setChecked, dùng để thiết lập checked. Nếu ta gọi setChecked(true)  tức là cho phép control được checked, còn gọi setChecked(false) thì control sẽ bị unchecked.

2) phương thức isChecked, kiểm tra xem control có được checked hay không. Nếu có checked thì trả về true ngược lại trả về false

– Checkbox cho phép ta checked nhiều đối tượng,  còn RadioButton thì tại một thời điểm nó chỉ cho ta checked 1 đối tượng trong cùng một group mà thôi.

– Nếu bạn muốn người sử dụng có thể chọn nhiều lựa chọn thì bạn nên sử dụng Checkbox, ví dụ xem hình bên dưới:

11_chk_rad_0– Ta có thể thiết lập cho Checkbox bất kỳ được checked mặc định trong XML:

11_chk_rad_2-Trong coding để kiểm tra xem Checkbox đó có được checked hay không thì làm như sau:

11_chk_rad_4

– Nếu bạn muốn người sử dụng chỉ được chọn 1 lựa chọn trong nhiều chọn lựa bạn đưa ra thì nên sử dụng RadioButton, ví dụ xem hình bên dưới:

11_chk_rad_1– Tương tự như Checkbox, ta cũng có thể thiết lập checked cho RadioButton bất kỳ trong XML:

11_chk_rad_3– Nhìn vào hình trên bạn thấy là ta phải sử dụng RadioGroup để gom nhóm các RadioButton lại cùng một nhóm nào đó, những RadioButton mà cùng một nhóm thì tại 1 thời điểm chỉ có 1 RadioButton được checked mà thôi. Trong một màn hình ta có thể tạo nhiều nhóm RadioGroup khác nhau.

– Tôi cung cấp 2 cách xử lý RadionButton nào được checked như sau:

Cách 1: Dựa vào RadioGroup để biết chính xác Id của RadioButton nào được checked. Dựa vào Id này ta sẽ xử lý đúng nghiệp vụ:

11_chk_rad_5– Như hình trên, bạn thấy hàm getCheckedRadioButtonId() : hàm này trả về Id của RadioButton nằm trong RadioGroup 1 được checked. Dựa vào Id này bạn so sánh để biết được trên giao diện người sử dụng đang checked lựa chọn nào.

Cách 2: Kiểm tra trực tiếp RadioButton đó có được checked hay không?

11_chk_rad_6

Cả 2 cách trên đều có cùng chung một mục đích chỉ là kỹ thuật xử lý khác nhau, tương tự để xóa bỏ checked trong group, ta dùng lệnh:

group.clearChecked();

với group là đối tượng RadioGroup.

– Bây giờ Tôi sẽ demo một ví dụ kết hợp giữa RadioButton và CheckBox để bạn hiểu sâu hơn về 2 control này:

11_chk_rad_7– Mô tả:

–          Tên người không được để trống và phải có ít nhất 3 ký tự

–          Chứng minh nhân dân chỉ được nhập kiểu số và phải có đúng 9 chữ số

–          Bằng cấp mặc định sẽ chọn là Đại học

–          Sở thích phải chọn ít nhất 1 chọn lựa

–          Thông tin bổ sung có thể để trống

–          Khi bấm gửi thông tin, chương trình sẽ hiển thị toàn bộ thông tin cá nhân cho người sử dụng biết (dùng Alert Dialog):

11_chk_rad_8– Bạn xem Outline của MainActivity để dễ thiết kế:

11_chk_rad_9Bạn xem coding trong MainActivity:

package tranduythanh.com;

import android.os.Bundle;

import android.app.Activity;

import android.app.AlertDialog;

import android.content.DialogInterface;

import android.view.Menu;

import android.view.View;

import android.widget.Button;

import android.widget.CheckBox;

import android.widget.EditText;

import android.widget.RadioButton;

import android.widget.RadioGroup;

import android.widget.Toast;

public class MainActivity extends Activity {

EditText editTen,editCMND,editBosung;

CheckBox chkdocbao,chkdocsach,chkdoccode;

@Override

protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) {

super.onCreate(savedInstanceState);

setContentView(R.layout.activity_main);

editTen=(EditText) findViewById(R.id.editHoten);

editCMND=(EditText) findViewById(R.id.editCMND);

editBosung=(EditText) findViewById(R.id.editBosung);

chkdocbao=(CheckBox) findViewById(R.id.chkdocbao);

chkdoccode=(CheckBox) findViewById(R.id.chkdoccoding);

chkdocsach=(CheckBox) findViewById(R.id.chkdocsach);

Button btn=(Button) findViewById(R.id.btnguitt);

btn.setOnClickListener(new View.OnClickListener() {

@Override

public void onClick(View arg0) {

// TODO Auto-generated method stub

doShowInformation();

}

});

}

public void doShowInformation()

{

//Kiểm tra tên hợp lệ

String ten=editTen.getText()+””;

ten=ten.trim();

if(ten.length()<3)

{

editTen.requestFocus();

editTen.selectAll();

Toast.makeText(this, “Tên phải >= 3 ký tự”, Toast.LENGTH_LONG).show();

return;

}

//kiểm tra CMND hợp lệ

String cmnd=editCMND.getText()+””;

cmnd=cmnd.trim();

if(cmnd.length()!=9)

{

editCMND.requestFocus();

editCMND.selectAll();

Toast.makeText(this, “CMND phải đúng 9 ký tự”, Toast.LENGTH_LONG).show();

return;

}

//Kiểm tra bằng cấp

String bang=””;

RadioGroup group=(RadioGroup) findViewById(R.id.radioGroup1);

int id=group.getCheckedRadioButtonId();

if(id==-1)

{

Toast.makeText(this, “Phải chọn bằng cấp”, Toast.LENGTH_LONG).show();

return;

}

RadioButton rad=(RadioButton) findViewById(id);

bang=rad.getText()+””;

//Kiểm tra sở thích

String sothich=””;

if(chkdocbao.isChecked())

sothich+=chkdocbao.getText()+”\n”;

if(chkdocsach.isChecked())

sothich+=chkdocsach.getText()+”\n”;

if(chkdoccode.isChecked())

sothich+=chkdoccode.getText()+”\n”;

String bosung=editBosung.getText()+””;

AlertDialog.Builder builder=new AlertDialog.Builder(this);

builder.setTitle(“Thông tin cá nhân”);

builder.setPositiveButton(“Đóng”, new DialogInterface.OnClickListener() {

@Override

public void onClick(DialogInterface dialog, int which) {

// TODO Auto-generated method stub

dialog.cancel();

}

});

//tạo nội dung

String msg=ten+”\n”;

msg+= cmnd+”\n”;

msg+=bang+”\n”;

msg+=sothich;

msg+=”—————————–\n”;

msg+=”Thông tin bổ sung:\n”;

msg+=bosung+ “\n”;

msg+=”—————————–“;

builder.setMessage(msg);//thiết lập nội dung

builder.create().show();//hiển thị Dialog

}

@Override

public boolean onCreateOptionsMenu(Menu menu) {

// Inflate the menu; this adds items to the action bar if it is present.

getMenuInflater().inflate(R.menu.activity_main, menu);

return true;

}

}

chú ý các cách dùng sự kiện trong  đoạn code ở trên.

Bạn có thể tải coding mẫu đầy đủ ở đây: http://www.mediafire.com/?wqih1ln20rilsv8

Tới đây bạn đã hiểu được phầnn nào CheckBox và RadioButton

– Bài tập kế tiếp Tôi sẽ làm một ví dụ tổng hợp về EditText, CheckBox, Button … cùng ArrayList để bạn hiểu thêm về các control cơ bản này.

– Chúc các bạn thành công

27 responses

  1. Thầy ơi cho em hỏi, theo bài ở trên thì Thầy tạo các RadioButton mặc định trong file xml, nhưng nếu em muốn tạo các RadioButton trong file java và thêm nó vào trong RadioGroup thì làm như thế nào?

    1. Dùng phương thức addView() nhé ban

  2. Thầy ơi làm sao để nút check box nằm sau dòng chữ được ạ??

  3. Cho e hỏi luôn làm sao để cố định checkbox ở cuối 1 linear layout ngang khi máy tự động xoay màn hình được ạ? phải đặt thuộc tính gì cho checkbox vậy thầy?? 😦 nếu có phản hồi e xin cảm ơn thầy nhiều!

    1. Đạt Phạm | Reply

      android:orientation=”horizontal”
      thêm dòng này nè bạn

  4. cám ơn thầy bàn viết rất hữu ích

  5. sự kiện bắt radiobutton viết như nào vậy thầy.e đang làm cái setting giao diện,khi chọn radiobutton nào đó thì ngay tức khắc giao diện đổi theo.

    1. tương tự như button đó bạn

      RadioGroup radioGroup = (RadioGroup) findViewById(R.id.yourRadioGroup);
      radioGroup.setOnCheckedChangeListener(new OnCheckedChangeListener()
      {
      public void onCheckedChanged(RadioGroup group, int checkedId) {
      // checkedId is the RadioButton selected
      }
      });

  6. Thầy cho em hỏi câu lệnh này nghĩa là sao ạ ??? cmnd=cmnd.trim();

    1. để loại bỏ khoảng trắng ở đầu và cuối đó, đề phòng vậy mà 🙂 addp

  7. Thầy ơi em không hiểu cái hàm ghi đè cuối cùng này 😦

    @Override

    public boolean onCreateOptionsMenu(Menu menu) {

    // Inflate the menu; this adds items to the action bar if it is present.

    getMenuInflater().inflate(R.menu.activity_main, menu);

    return true;

    1. cái đó là menu của android,giờ chưa phải quan tâm.Chừng nào bạn xem tới bài menu sẽ hiểu.

  8. cho em hỏi cái đoạn get giá trị của check box trong đây có 3 ô nên có thể kiểm tra từng ô có check hay không còn nếu có rất nhiều thì làm sao lấy được mà không phải kiểm tra từng ô

    1. Nếu có nhiều thì em nên dùng vòng lặp để kiểm tra (lặp hết các Checkbox nằm trong 1 Layout nào đó) trạng thái

  9. Huỳnh Minh Mẫn | Reply

    Cho em hỏi thầy ơi ,Toast.makeText(this,”Chưa chọn bằng cấp “,Toast.LENGTH_LONG)
    đoạn này nó cứ báo lỗi là ko thể resolve …

    1. Đức Dương | Reply

      nếu bạn dùng theo cách này thì phải thêm phương thức show() nữa.
      Toast.makeText(this,”Chưa chọn bằng cấp “,Toast.LENGTH_LONG).show();

  10. Em cám ơn thầy!Bài giảng rất chi tiết ạ!

  11. […] Bài tập 11: Sử dụng Checkbox và RadioButton trong Android […]

  12. Thầy ơi tại sao cuối mỗi khối lệnh if lại có lệnh return ạ?

    1. Mình thấy không cần return sau khối if vẫn được mà.

      1. Khi vào lệnh if nghĩa là không thỏa , gặp lệnh return thì sẽ kết thúc hàm doShowInformation().Bạn phải click button để nhập thông tin lại :3

      2. Nhầm rồi :)).Gặp return sẽ kết thúc hàm doShowInformation().Không phải chạy tiếp các câu lệnh phía dưới nữa !

  13. CHO EM HỎI, BÂY GIỜ EM MUÔN LÀM MỘT BẢNG TÍNH GIÁ TIỀN ĐƠN GIẢN CHO KHÁCH HÀNG, KHI KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN MỘT CHECKBOX THÌ GIÁ TIỀN SẼ ĐƯỢC HIỆN LÊN, 2,3, hay 4, 5 CHỌN VÀO CHECKBOX THÌ GIÁ TIỀN ĐƯỢC CỘNG LẠI VÀ HIỆN TRÊN BẢNG TÍNH EXCEL THÌ PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO?
    AI BIẾT LÀM ƠN CHỈ GIÚP EM NHA. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!!

  14. CHO EM HỎI, BÂY GIỜ EM MUÔN LÀM MỘT BẢNG TÍNH GIÁ TIỀN ĐƠN GIẢN CHO KHÁCH HÀNG, KHI KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN MỘT CHECKBOX THÌ GIÁ TIỀN SẼ ĐƯỢC HIỆN LÊN, 2,3, hay 4, 5 CHỌN VÀO CHECKBOX THÌ GIÁ TIỀN ĐƯỢC CỘNG LẠI VÀ HIỆN TRÊN BẢNG TÍNH EXCEL THÌ PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO? ??
    AI BIẾT LÀM ƠN CHỈ GIÚP EM NHA. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!!

  15. ở đây không có check yêu cầu CMND nhập vào là số ạ ?

    1. quy định kiểu nhập số bên activity_main.xml rồi đó bạn.
      android:inputType=”number”

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.