Bài 1-Tạo HelloWorld Kotlin for Android


Chào các bạn, Tui bắt đầu chuỗi bài hướng dẫn lập trình Android với Kotlin. Vì chưa có bản chính thức (tính tại thời điểm này  09/06/2017).  Tui sẽ dùng Android Studio 3.0 Canary 3 để demo, khi nào có bản chính thức Tui sẽ thay thế. Và bạn chú ý nên học theo thứ tự sau để có kết quả tốt nhất:

1)Học lập trình Android: http://communityuni.com/Home/Android hoặc https://duythanhcse.wordpress.com/lap-trinh-di-dong/android/.

2)Học lập trình Kotlin: https://duythanhcse.wordpress.com/kotlin/kotlin-co-ban-den-nang-cao/

3)Sau đó mới đến Học lập trình Kotlin For Android

Phải học tốt Java trước thì học Kotlin sẽ tốt hơn đặc biệt cả 2 ngôn ngữ này tương hộ cho nhau khi lập trình Android.

Bây giờ ta bắt đầu nhé. Bạn tải bản Android Studio 3.0 Canary tại đây: https://developer.android.com/studio/preview/index.html

Sau khi tải về và chạy lên, chờ update các loại bạn sẽ có màn hình sau (Hơi lâu đó nha):

Tại màn hình Khởi động, bạn chọn Start a new Android Studio Project để tạo một dự án mới:

Application Name: Đặt là HelloWorld

Company Name: Đặt communityuni.com (dĩ nhiên tên gì là kệ bạn, miễn sao phù hợp với dự án của Công ty)

Checked vào Include Kotlin support

Project location: Là nơi lưu trữ Project

Sau đó bấm Next để tiếp tục, màn hình yêu cầu chọn thiết bị và Min SDK xuất hiện:

Tại màn hình này ta chọn Phone and Tablet, Min SDK có thể chọn 19. Sau đó bấm Next để tiếp tục:

Ở màn hình trên có rất nhiều kiểu Activity để chọn, ta chọn Empty Activity rồi bấm Next, màn hình Configure Activity xuất hiện như dưới đây:

Ta để mặc định rồi bấm Next, vì là bản Canary nên thường ta phải gặp màn hình Component Installer dưới đây:Chờ nó tự động tải xong rồi bấm Finish, lần đầu tiên tạo Project nên chờ hơi lâu 1 xíu với màn hình dưới này:

Sau khi tải xong thì ta được cấu trúc Project tương tự như ta làm Android với Java:

Ta thấy MainActivity.java được tự động đổi thành MainActivity.kt :

ta thấy cấu trúc lớp và hàm onCreate có khác biệt cho với Java, các lệnh cũng được bỏ dấu chấm phẩy đi.

Nhưng chú ý là Manifest không đổi, vẫn là:


<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
<manifest xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android"
package="com.communityuni.helloworld">

<application
android:allowBackup="true"
android:icon="@mipmap/ic_launcher"
android:label="@string/app_name"
android:roundIcon="@mipmap/ic_launcher_round"
android:supportsRtl="true"
android:theme="@style/AppTheme">
<activity android:name=".MainActivity">
<intent-filter>
<action android:name="android.intent.action.MAIN" />

<category android:name="android.intent.category.LAUNCHER" />
</intent-filter>
</activity>
</application>

</manifest>

Bài này chỉ đơn thuần là hướng dẫn cách tải vào tạo Project Android với Kotlin mà thôi. Các bài sau mới đi sâu vào chi tiết một số View cũng như cách xử lý sự kiện trên View.

Các công cụ chạy và kiểm tra phần mềm hầu như không đổi so với Java. Chạy phần mềm bằng cách chọn biểu tượng Run trên toolbar hoặc vào menu Run/ Run App:

Bời vì các chức năng sử dụng của Android Studio đã được chỉ rõ trong https://duythanhcse.wordpress.com/lap-trinh-di-dong/android/, nên trong phần Kotlin For Android ta sẽ đi luôn vào cách xử lý tương tác phần mềm với Kotlin luôn. Bài sau ta sẽ đi vào xử lý các Control cơ bản như EditText, TextView và Button. Các bạn chú ý theo dõi.

Chúc các bạn thành công

Trần Duy Thanh

One response

  1. Nhanh thế, cái này mới giới thiệu

    Nhờ mọi người đánh giá phần mềm:
    https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.com.quanhta.phuongdonglich&hl=vi

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.